Bài số 60

Thơ bà Koshibu no Naishi 小式部内侍

 

a) Nguyên văn:

大江山

いく野の道の

遠ければ

まだふみもみず

天の橋立

b) Phiên âm:

Ôeyama

Ikuno no michi no

Tôkereba

Mada fumi mo mizu

Ama no hashidate

c) Diễn ý:

Hết vượt núi Ôe

Phải băng qua cánh đồng Ikuno

Đường về xứ Tango nơi mẹ ở xa vời vợi.

ình chưa đến (thắng cảnh Ama-no-hashidate) vùng đó,

Mà mẹ cũng chẳng có thư về.

d) Dịch thơ:

Phương ấy đường xa xôi,
Băng đồng, vượt núi đồi.
Cầu Trời con chửa tới,
Thư mẹ bặt tăm hơi.

(ngũ ngôn) 

Băng đồng, còn vượt Ôe,
Cầu Trời chưa tới, thư về cũng không!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Kinyô-shuu (Kim Diệp Tập) Tạp thi, phần thượng, bài 550.

Tác Giả: Koshikibu no Naishi (Tiểu Thức Bộ Nội Thị, ? – 1025), là một nữ quan hầu cận gia đình thiên hoàng, con gái của nữ sĩ tài danh Izumi Shikibu (tác giả bài 56) và ông chồng đầu tiên là Tachibana no Michisada (Quất, Đạo Trinh). Bà và mẹ đều được vào hầu Hoàng Hậu Shôshi tức Akiko (Chương Tử) của Thiên Hoàng Ichijô. Vì tên yobina của mẹ là Shikibu (Thức Bộ) nên người ta gọi bà bằng Koshikibu (Tiểu Thức Bộ) để dễ phân biệt.

Không rõ bà là vợ ai nhưng có với Fujiwara no Kinnari (Đằng Nguyên, Công Thành) một người con, và do sinh nở, mất sớm lúc mới 25 tuổi (có sách viểt là 20). Người ta kể là bà thừa hưởng vẻ đẹp và tài thơ của mẹ. Nghe con chết, mẹ bà có viết bài Koshikibu Naishi Banka (thơ ai điếu Nội Thị Koshikibu) cực kỳ thống thiết.

Lời giải thích trong Kinyô-shuu cho biết khi Izumi Shikibu, mẹ bà, theo người chồng sau là Fujiwara no Yasumasa (Đằng Nguyên, Bảo Xương) đi phó nhậm ở vùng Tango, bà Koshikibu được mời dự một hội bình thơ và đã sáng tác bài này. Lúc ấy, người trong triều là quan Trung Nạp Ngôn Sadayori (sau thành tình nhân của Koshikibu, ông là tác giả bài 64) đùa rằng sở dĩ bà làm thơ hay là được người mẹ ở Tango gà cho. Bà lúc đó mới 15 tuổi, đã ứng khẩu trả đủa: “Cầu Trời chưa đến, thư về cũng không!”, để khéo léo phủ nhận lời buộc tội ởm ờ đó, nhân dịp chứng tỏ tài thơ hơn người của mình.Tuy nhiên, chuyện này chỉ có giá trị thi thoại.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nỗi lòng nhớ mẹ được trình bày hoa mỹ bằng cách sử dụng tu từ pháp một cách sắc sảo, tài tình.

 Núi Ôe (Đại Giang) và cánh đồng Ikuno (Sinh Dã) cũng như giải đất bắc qua vịnh biển Ama-no-hashidate (Thiên Kiều Lập) đều là những phong cảnh đẹp và dược nhắc đến như những gối thơ (uta-makura), Ở đây cả ba lại xuất hiện một lượt. Riêng Ama- no-hashidate ở Miyazu giống như “cây cầu bắc ngang trời” nếu chổng ngược người mà nhìn, cùng với vịnh Matsushima ở Sendai và đảo Miyajima ở Hiroshima được truyền tụng là Nhật Bản Tam Cảnh.

Chữ iku trong 生野Ikuno không những là tên cánh đồng với cái nghĩa là “nhiều” (多くの ôku no no) mà còn có thể hiểu với nghĩa iku行くđi” , còn cụm từ fumi mo mizu có nghĩa kép (kỹ thuật kake-kotoba) là fumi trong “không có thư” và 踏み fumi trong “chưa đặt chân lên” vùng Ama no hashidate trong xứ Tango. Nó cũng muốn nhấn mạnh là mình không liên lạc được gì với mẹ cả.

Trong thơ Nhật, hashi (cầu) là một chữ liên hệ (engo) của 踏み fumi (đặt chân). Ngoài ra ta còn thấy bài thơ này sử dụng kỹ thuật cắt câu ở cuối câu bốn và dùng phép đảo nghịch.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Đại Giang Sơn.
大 江 山

 

Mẫu cư viễn vu Đại Giang Sơn,
母 居 遠 于 大 江 山

Sinh Dã điều điều lộ kỷ thiên.
生 野 迢 迢 路 幾 千

Nan đáo Thiên Kiều Lập thượng vọng,
難 到 天 橋 立 上 望

Cánh bi thư tín bất tằng truyền.
更 悲 書 信 不 曽 伝

 

Anh dịch:

The road that crosses o’er the plain

Towards Ikuno’s full long for thee,

The road that far away doth gain

The distant range of Ohoye:

At Ama-no-hashi-date e’en

Thy foosteps yet hath no one seen.

(Dickins)

As, by Oe's mount

And o'er Iku's plain, the way

Is so very far, -

I have not yet even seen

Ama-no-hashidate.

(Mac Cauley)

 

Với bài số 61 đầu phần 4, tổng cộng một loạt 7 nhà thơ nữ được Teika đặt liên tiếp bên nhau. Không biết ông có dụng ý gì?

 

 





Bài số 60

Thơ bà Koshibu no Naishi 小式部内侍

 

a) Nguyên văn:

大江山

いく野の道の

遠ければ

まだふみもみず

天の橋立

b) Phiên âm:

Ôeyama

Ikuno no michi no

Tôkereba

Mada fumi mo mizu

Ama no hashidate

c) Diễn ý:

Hết vượt núi Ôe

Phải băng qua cánh đồng Ikuno

Đường về xứ Tango nơi mẹ ở xa vời vợi.

ình chưa đến (thắng cảnh Ama-no-hashidate) vùng đó,

Mà mẹ cũng chẳng có thư về.

d) Dịch thơ:

Phương ấy đường xa xôi,
Băng đồng, vượt núi đồi.
Cầu Trời con chửa tới,
Thư mẹ bặt tăm hơi.

(ngũ ngôn) 

Băng đồng, còn vượt Ôe,
Cầu Trời chưa tới, thư về cũng không!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Kinyô-shuu (Kim Diệp Tập) Tạp thi, phần thượng, bài 550.

Tác Giả: Koshikibu no Naishi (Tiểu Thức Bộ Nội Thị, ? – 1025), là một nữ quan hầu cận gia đình thiên hoàng, con gái của nữ sĩ tài danh Izumi Shikibu (tác giả bài 56) và ông chồng đầu tiên là Tachibana no Michisada (Quất, Đạo Trinh). Bà và mẹ đều được vào hầu Hoàng Hậu Shôshi tức Akiko (Chương Tử) của Thiên Hoàng Ichijô. Vì tên yobina của mẹ là Shikibu (Thức Bộ) nên người ta gọi bà bằng Koshikibu (Tiểu Thức Bộ) để dễ phân biệt.

Không rõ bà là vợ ai nhưng có với Fujiwara no Kinnari (Đằng Nguyên, Công Thành) một người con, và do sinh nở, mất sớm lúc mới 25 tuổi (có sách viểt là 20). Người ta kể là bà thừa hưởng vẻ đẹp và tài thơ của mẹ. Nghe con chết, mẹ bà có viết bài Koshikibu Naishi Banka (thơ ai điếu Nội Thị Koshikibu) cực kỳ thống thiết.

Lời giải thích trong Kinyô-shuu cho biết khi Izumi Shikibu, mẹ bà, theo người chồng sau là Fujiwara no Yasumasa (Đằng Nguyên, Bảo Xương) đi phó nhậm ở vùng Tango, bà Koshikibu được mời dự một hội bình thơ và đã sáng tác bài này. Lúc ấy, người trong triều là quan Trung Nạp Ngôn Sadayori (sau thành tình nhân của Koshikibu, ông là tác giả bài 64) đùa rằng sở dĩ bà làm thơ hay là được người mẹ ở Tango gà cho. Bà lúc đó mới 15 tuổi, đã ứng khẩu trả đủa: “Cầu Trời chưa đến, thư về cũng không!”, để khéo léo phủ nhận lời buộc tội ởm ờ đó, nhân dịp chứng tỏ tài thơ hơn người của mình.Tuy nhiên, chuyện này chỉ có giá trị thi thoại.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nỗi lòng nhớ mẹ được trình bày hoa mỹ bằng cách sử dụng tu từ pháp một cách sắc sảo, tài tình.

 Núi Ôe (Đại Giang) và cánh đồng Ikuno (Sinh Dã) cũng như giải đất bắc qua vịnh biển Ama-no-hashidate (Thiên Kiều Lập) đều là những phong cảnh đẹp và dược nhắc đến như những gối thơ (uta-makura), Ở đây cả ba lại xuất hiện một lượt. Riêng Ama- no-hashidate ở Miyazu giống như “cây cầu bắc ngang trời” nếu chổng ngược người mà nhìn, cùng với vịnh Matsushima ở Sendai và đảo Miyajima ở Hiroshima được truyền tụng là Nhật Bản Tam Cảnh.

Chữ iku trong 生野Ikuno không những là tên cánh đồng với cái nghĩa là “nhiều” (多くの ôku no no) mà còn có thể hiểu với nghĩa iku行くđi” , còn cụm từ fumi mo mizu có nghĩa kép (kỹ thuật kake-kotoba) là fumi trong “không có thư” và 踏み fumi trong “chưa đặt chân lên” vùng Ama no hashidate trong xứ Tango. Nó cũng muốn nhấn mạnh là mình không liên lạc được gì với mẹ cả.

Trong thơ Nhật, hashi (cầu) là một chữ liên hệ (engo) của 踏み fumi (đặt chân). Ngoài ra ta còn thấy bài thơ này sử dụng kỹ thuật cắt câu ở cuối câu bốn và dùng phép đảo nghịch.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Đại Giang Sơn.
大 江 山

 

Mẫu cư viễn vu Đại Giang Sơn,
母 居 遠 于 大 江 山

Sinh Dã điều điều lộ kỷ thiên.
生 野 迢 迢 路 幾 千

Nan đáo Thiên Kiều Lập thượng vọng,
難 到 天 橋 立 上 望

Cánh bi thư tín bất tằng truyền.
更 悲 書 信 不 曽 伝

 

Anh dịch:

The road that crosses o’er the plain

Towards Ikuno’s full long for thee,

The road that far away doth gain

The distant range of Ohoye:

At Ama-no-hashi-date e’en

Thy foosteps yet hath no one seen.

(Dickins)

As, by Oe's mount

And o'er Iku's plain, the way

Is so very far, -

I have not yet even seen

Ama-no-hashidate.

(Mac Cauley)

 

Với bài số 61 đầu phần 4, tổng cộng một loạt 7 nhà thơ nữ được Teika đặt liên tiếp bên nhau. Không biết ông có dụng ý gì?